DIỆT CHUỘT CÁNH ĐỒNG LÚA

Đăng lúc 14:43:31 14/03/2020

DIỆT CHUỘT CÁNH ĐỒNG LÚA

Diện tích lúa nông nghiệp tại miền Bắc nước ta đang ở trong thời điểm có khả năng bị chuột cắn hại nhất bởi sau khi cấy từ 3- 4 tuần lúa đã bắt đầu đẻ nhánh và là thức ăn lí tưởng cho chuột. Vì vậy trong thời điểm này việc diệt chuột cắn phá lúa là điều vô cùng cấp thiết và trong bài viết dưới đây,

Cách diệt chuột cắn phá lúa hiệu quả

Chuột cắn phá lúa hại đồng ruộng

QUY TRÌNH DIỆT CHUỘT VẠN YÊN PEST CONTROL

Kính gửi: Quý khách hàng Công ty TNHH TM&DV Vạn Yên đã công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn tại Sở Y tế Hà Nội.

Sự tin tưởng của Quý khách hàng là niềm vinh hạnh của chúng tôi. Đơn vị chúng tôi cung cấp dịch vụ diệt chuột và kiểm soát chuột cho tất cả các khách hàng, cụ thể sau đây: - Kiểm soát chuột trong nông nghiệp: canh tác cây lương thực, cây ngắn ngày, cây ăn quả và cây công nghiệp. - Diệt chuột tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, trường học,... - Kiểm soát chuột tại các khách sạn, resort, nhà nghỉ, nhà hàng, câu lạc bộ,... - Diệt chuột tại các chung cư, cao ốc, văn phòng, trung tâm thương mại,... - Diệt chuột tại các chợ, siêu thị, kho bãi, bến tàu, bến xe,…

I.ĐỐI TƯỢNG CHUỘT CẦN PHẢI LOẠI TRỪ:

Chuột là động vật thuộc bộ gặm nhấm chúng có bộ răng phù hợp với việc cắn phá các vật dụng, nguồn thức ăn thô cứng. Chuột là mối gây hại đối với con người do tốc độ tàn phá của chuột là rất lớn. Đồng thời chúng còn mang các mầm bệnh lây lan sang con người như dịch hạch,…. Đối với nông nghiệp, chuột là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng cũng. Vì vậy, việc loại trừ loài chuột là hết sức cần thiết cả trong đời sống hằng ngày cũng như trong nông nghiệp. Dưới đây là một số loài chuột mà khách hàng hay gặp nhất: 1. Chuột nhắt 2. Chuột nhà 3. Chuột đồng 4. Chuột cống

II. NGUYÊN TẮC KIỂM SOÁT CHUỘT DỰA VÀO ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI

Tại mỗi địa điểm có những đặc điểm sinh thái học khác nhau cần đưa ra được biện pháp thích hợp nhất với các sinh cảnh đó để áp dụng nhằm đạt được hiệu quả kiểm soát chuột cao nhất. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp để diệt chuột khác nhau phù hợp với từng môi trường khác nhau. Tuy nhiên, đối với việc kiểm soát chuột trong hệ sinh thái nông nghiệp thì phương pháp sử dụng mồi bả là biện pháp hiệu quả cao, nhanh và kiểm soát triệt để nhất so với các biện pháp thủ công như đặt bẫy, bắt chuột,… hay các biện pháp khác như thiên địch (nuôi mèo, rắn – không khả thi)

. Để kiểm soát chuột bằng mồi bả tại hệ sinh thái nông nghiệp trong đó lúa nước là cây trồng chủ đạo cần chú ý đến 2 điểm chính sau:

- Mùa vụ: có thể phân tích rõ hơn ở đây là đặc điểm nguồn thức ăn của chuột qua các khoảng thời gian trong năm để kiểm soát được tốt nhất.

- Loại mồi bả được sử dụng phải dựa trên 2 tiêu chí sau: Chuột ăn bả như một loại thức ăn ưa thích và bả không bị hỏng trong thời gian dài khi đưa ra môi trường tự nhiên.

Tại miền Bắc thường qua 2 vụ lúa là vụ chiêm xuân (từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 5 năm sau) và vụ mùa (từ tháng 6 đến tháng 11 của năm). Khoảng thời gian trong mỗi mùa, chuột có thể phá hại ở tất cả các giai đoạn từ giai đoạn gieo mạ đến giai đoạn thu hoạch do chuột là động vật ăn tạp từ động vật đến thực vật, từ cây non đến giai đoạn tạo hạt. Thời điểm chuột phá hại nhiều nhất trong các vụ là giai đoạn đầu vụ do cây non là nguồn thức ăn tốt cho chuột và số lượng chuột phá hại sẽ rất lớn. Bên cạnh đó, ở giữa mỗi vụ có một khoảng thời gian sau thu hoạch và trước khi gieo vụ mới. Tại thời điểm giữa 2 vụ đó, nguồn thức ăn cho chuột khan hiếm hơn so với các khoảng thời gian trong mỗi vụ nên đây là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành diệt chuột bằng biện pháp dùng bả. Dựa vào đó có thể áp dụng biện pháp này vào thời điểm thích hợp để tiến hành triển khai hoạt động.

III. PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT CHUỘT TRONG NÔNG NGHIỆP

Việc lựa chọn thời điểm tiến hành dải mồi chuột là yếu tố quyết định hiệu quả của công việc kiểm soát chuột tại đồng ruộng. Tuy nhiên, cần hiểu rõ về tập tính của chuột để đưa ra được phương án khả thi nhất, tránh trường hợp dải bả chuột bừa bãi gây ảnh khó kiểm soát và khó đạt hiệu quả tuyệt đối. Tập tính của chuột sẽ đi kiếm ăn vào buổi tối và đi theo các đường đi cũ tạo thành lối mòn rất dễ phát hiện. Nếu chỉ đơn giản đặt bả trên các đường đi của chuột sẽ đạt được hiệu quả nhất định nhưng chưa phải là phương án tối ưu. Dựa vào đặc điểm này chúng tôi sẽ sử dụng 2 dạng bả chuột: loại mồi bả để chuột ăn ngay dọc đường đi kiếm ăn và loại mồi bả để chuột mang về hang để ăn. - Loại mồi bả chuột ăn dọc đường đi kiếm ăn được chúng tôi sản xuất dựa trên kiến thức cũng như kinh nghiệm về nghiên cứu tập tính của chuột. Loại bả này có ưu điểm là kích thích chuột ăn và có mùi hấp dẫn chuột dễ tìm kiếm; nhược điểm là không tồn tại lâu ngoài môi trường tự nhiên được nên chỉ sử dụng dải dọc đường cho chuột ăn. - Loại mồi bả để chuột mang về hang, để sử dụng loại bả này hiệu quả cần tìm được gần tới các của hang của chuột để dải vào nhằm cho chuột dễ dàng mang về hang cho các cá thể khác ăn cùng như đang tích trữ lương khô trong hang. Ưu điểm của loại bả này là tồn tại lâu được ngoài tự nhiên và có thể diệt chuột từ trong hang một cách hiệu quả nhất; nhược điểm là cần xác định được vị trí cửa hang hoặc gần cửa hang để dải mồi sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Cả hai loại mồi bả đều cùng một loại hoạt chất, chuột ăn xong sẽ không chết ngay mà sẽ chết sau khoảng 2-5 ngày tùy vào lượng bả chuột đã ăn và sức khỏe của chuột. Đối với loại bả được sử dụng này, chuột sẽ chết tối đa do mồi được tha về tổ và cả đàn chuột sẽ ăn được bả. Dựa vào đặc điểm sinh cảnh đồng ruộng và mùa vụ tại miền Bắc. Chúng tôi đề xuất xử lý kiểm soát chuột làm 2 đợt/năm vào thời gian cày ải giữa 2 vụ.

IV. THUỐC DIỆT CHUỘT ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Bả diệt chuột sinh học Racumin TP 0.75 (Bayer – Đức) - Bả diệt chuột sinh học Kelirat (Sygenta - Thụy Sỹ). - Bả diệt chuột sinh học Storm 0,005% Block Bait (Bayer - CHLB Đức). - Bả diệt chuột sinh học Bio-rat (Bio - Cuba).

V. AN TOÀN CỦA CÁC LOẠI BẢ CHUỘT ĐƯỢC SỬ DỤNG

Trước đây khi nói đến thuốc chuột, chúng ta thường nghĩ tới sự chết chóc rất nhanh chóng và nguy hiểm. Chính sự nguy hiểm đó nên hiện nay với yêu cầu đặt an toàn cho con người lên hàng đầu, tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng các loại hoạt chất gây ngộ độc thần kinh trong sản xuất các loại thuốc chuột. Các loại thuốc chuột trước đây làm chuột chết dựa trên cơ chế gây ngộ độc thần kinh dẫn đến chuột chết nhanh chóng và không ngoại lệ nếu con người ăn phải. Thậm chí, chuột ăn phải bả chết, mèo ăn chuột chết do bả cũng chết theo, người ăn thịt mèo cũng có hiện tượng ngộ độc nếu ko cấp cứu kịp thời cũng khó cứu chữa.

Hiện nay, các loại thuốc chuột dựa trên cơ chế gây ngộ độc tiêu hóa với tác động chính đến việc gây sốt huyết dạ dày của chuột làm chuột chết nhưng thời gian chết của chuột lâu hơn. Chuột ăn bả sau 2-3 ngày sẽ ngấm thuốc và biểu hiện ra ngoài. Đối với chuột khỏe sẽ chạy ra ngoài hang tìm nước uống do ngộ độc thuốc và chết ở ngoài hang, còn lại sẽ chết ngay trong hang. Đặc biệt khi các động vật khác ăn xác chuột chết do bả sẽ không bị ảnh hưởng như những loại bả trước kia.

Việc sử dụng các loại thuốc diệt chuột được cấp phép lưu hành tại Việt Nam hiện nay an toàn hơn rất nhiều so với trước đây do thời gian gây ngộ độc lâu hơn nên có thời gian để cứu chữa, tác động của các loại thuốc hiện nay (gây xuất huyết dạ dày thay vì gây ngộ độc thần kinh như trước) vào cơ quan tiêu hóa dễ xử lý và chữa trị hơn nhiều so với trước nên gần đây những trường hợp ăn phải thuốc chuột dẫn đến chết người gần như không có.

Ngoài ra, thuốc diệt chuột hiện nay được sản xuất dựa trên sự ưa thích mồi của từng loài nên khi đưa bả chuột ra môi trường bên ngoài gần vật nuôi cũng không ảnh hưởng nhiều do thuốc chuột rất hấp dẫn với đối tượng là chuột còn đối với các đối tượng động vật khác ít hấp dẫn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả và tránh ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi của các hộ gia đình có trang trại trong khu vực đồng ruộng thì đòi hỏi kỹ thuật viên xử lý đặt bả phải có kinh nghiệm và kiến thức cơ bản về kiểm soát động vật y học.

V. ĐẢM BẢO YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG VÀ BỒI THƯỜNG KHI CHUỘT GÂY THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Việc kiểm soát được chuột vô cùng khó khăn do tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh, đặc biệt ở môi trường đồng ruộng rất thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của chuột. Bên cạnh đó, môi trường sống nhiều nơi ẩn nấp cũng là một khó khăn cho công tác thi công nên chắc chắn sẽ còn những sơ sót nhất định. Vậy để đảm bảo quyền lợi cho bà con nông dân, chúng tôi đề xuất phương án đền bù thiệt hại sau xử lý cho bà con nông dân với chi phí 300.000đ/sào (20% của đơn báo giá) Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng tới dịch vụ của chúng tôi!

 

Địa chỉ

ZALO
FACEBOOK
0976.227.456